Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cần làm gì?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần cần làm gì?

 

Đáp:

Căn cứ pháp lý:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn trong công ty cần thực hiện như sau:

1. Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH một thành viên

Trong công ty TNHH một thành viên, nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò là chủ sở hữu công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty có quyền quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác.

a) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ.

Việc chuyển nhượng vốn phải được lập thành văn bản (Hợp đồng chuyển nhượng vốn) hoặc phải có các chứng từ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.  Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ (thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; số tiền chuyển nhượng; thời điểm nhận chuyển nhượng; quyền và các nghĩa vụ khác…). Nếu nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn cho người Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam, người nhận chuyển nhượng có thể thực hiện ngay thủ tục thay đổi chủ sở hữu cho công ty.

Hồ sơ thay đổi chủ sở hữu bao gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp - - Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức;

- Bản sao điều lệ sửa đổi của công ty;

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục.

Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ vốn cho người hoặc tổ chức nước ngoài, người nhận chuyển nhượng trước hết phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp.

Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp bao gồm:

- Văn bản đăng ký phần vốn góp

- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho người khác thực hiện thì cần có giấy ủy quyền hoặc ủy quyền thông qua hợp đồng dịch vụ.

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố công ty đặt trụ sở. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và ra văn bản chấp thuận nếu việc mua phần vốn góp đủ điều kiện luật định. Trong trường hợp việc góp vốn không đủ điều kiện, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản nêu rõ lí do.

Sau khi có chấp thuận từ cơ quan đăng ký doanh nghiệp, người nước ngoài nhận chuyển nhượng sẽ nộp hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Thành phần và thủ tục tương tự như đã nêu trên, tuy nhiên trong hồ sơ của người nước ngoài phải đính kèm thông báo chấp thuận góp vốn của Phòng đăng ký kinh doanh.

b) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ

Chủ sở hữu chuyển nhận một phần vốn dẫn đến việc công ty có nhiều thành viên sở hữu vốn điều lệ, do đó phải tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình công ty sang TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần (tùy thuộc vào quy định pháp luật và nhu cầu của các thành viên). Đối với người nhận chuyển nhượng là người nước ngoài sở hữu trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện, người nhận chuyển nhượng phải làm thủ tục đăng ký mua phần vốn góp, hồ sơ và thủ tục tương tự như đã nêu trên.

2. Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Trừ trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên, thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thì trình tự chuyển nhượng phần vốn góp được thực hiện như sau:

- Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Thủ tục thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện như sau: Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

- Biên bản họp hội đồng thành viên;

- Quyết định của hội đồng thành viên;

- Thông báo lập sổ thành viên;

- Danh sách thành viên;

- Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

- Giấy tờ chứng thực cá nhân trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức nhận chuyển nhượng và giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của tổ chức đó;

- Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng;

3. Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần

Căn cứ theo quy dịnh của Luật Doanh nghiệp 2014:

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Như vậy, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác hoặc cho người khác không phải là cổ đông nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quá thời hạn này, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng tự do cổ phần phổ thông của mình mà không bị hạn chế.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông sáng lập, việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần không bị hạn chế bởi các quy định nêu trên.

Ngoài ra còn một số lưu ý như sau:

- Cổ phần ưu đãi cổ tức được phép chuyển nhượng như cổ phần phổ thông;

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong các trường hợp khác sẽ được bãi bỏ. Do đó đối với nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông sáng lập, việc chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác không cần thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh mà chỉ thực hiện việc chuyển nhượng nội bộ lưu tại văn phòng công ty.

Lưu ý: Với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận của Sở kế hoạch và đầu tư.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)