Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp không đóng BHXH có được không?
Hỏi:
Có những người lao động lại từ chối hưởng quyền này và mong muốn ông chủ trả tiền BHXH vào tiền lương của họ. Như vậy có được hay không?
Trả lời :
1. Quy định:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi người lao động ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (thời hạn ít nhất là từ đủ 01 tháng trở lên), hoặc làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động đã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Mà bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia (Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Vì tính chất bắt buộc trên nên người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không thể yêu cầu hay thỏa thuận để người sử dụng lao động trả tiền bảo hiểm xã hội vào tiền lương của họ.
2. Xử phạt vi phạm:
Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người lao động không thực hiện quy định về quyền và trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội thì phải chịu hình thức xử lý đối với từng trường hợp như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (khoản 1 Điều 26);
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp và phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm có được từ hành vi vi phạm (Khoản 1 Điều 27).
Và sau khi xử phạt hành chính thì bao giờ cũng đi kèm với yêu cầu khắc phục hậu quả.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí