Nghị định số 119/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực báo chí, xuất bản

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

750_1632037743_2936146eb6f71cb2.doc

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản

_______________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

3. Cá nhân, tổ chức có liên quan.

4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Cơ quan báo chí, nhà xuất bản được thành lập theo quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản;

b) Cơ quan nhà nước;

c) Tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức nước ngoài, văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật tham gia hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 đến 12 tháng, bao gồm: Giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in, báo nói, báo hình, báo điện tử, tạp chí điện tử, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm, phụ trương, giấy phép xuất bản chuyên trang, giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh giấy phép sản xuất kênh chương trình, giấy phép nhập khẩu báo in, tạp chí in, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép xuất bản bản tin, giấy phép xuất bản đặc san, giấy phép thành lập nhà xuất bản, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam, giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 đến 12 tháng.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc cải chính, xin lỗi;

b) Buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật;

c) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp; buộc gỡ bỏ chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; buộc gỡ bỏ nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng, ứng dụng phát thanh truyền hình trên mạng; buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật; buộc gỡ bỏ nội dung giới thiệu, quảng bá, đường dẫn đến trang thông tin điện tử có nội dung vi phạm pháp luật;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

đ) Buộc thực hiện đăng, phát lại nội dung cải chính, xin lỗi;

e) Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Buộc xin lỗi công khai;

h) Buộc thực hiện lưu chiểu báo chí theo quy định của pháp luật;

i) Buộc nộp lưu chiểu sản phẩm báo chí đúng địa điểm, số lượng;

k) Buộc nộp lưu chiểu hoặc nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định;

l) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép của nhà báo, phóng viên;

m) Buộc tái xuất xuất bản phẩm nhập khẩu là tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức hoặc là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng; buộc tái xuất đối với báo in, tạp chí in mà không đăng ký danh mục báo chí nhập khẩu với Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi nhập khẩu;

n) Buộc tiêu hủy sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm vi phạm quy định của pháp luật;

o) Buộc gỡ bỏ tin, bài trên báo điện tử, tạp chí điện tử, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình có nội dung không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép; buộc gỡ bỏ tin, bài đăng tải không đúng nội dung thông tin ghi trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;

p) Buộc thu hồi tên miền, địa chỉ Internet (IP).

Điều 4. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản là 200.000.000 đồng đối với tổ chức và 100.000.000 đồng đối với cá nhân.

2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với một


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)