Lưu ý khi thành lập công ty tại ĐIỆN BIÊN.
TẠI SAO nên thành lập công ty? Đối tượng, điều kiện thành lập công ty như thế nào? Nên đặt tên Công ty như thế nào? Yêu cầu về vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh như thế nào? Và sau khi thành lập công ty cần làm những gì? Vấn đề thuế, kế toán, bảo hiểm xã hội ...
Công ty Luật Hoàng Sa hướng dẫn Quý khách hàng một số lưu ý QUAN TRỌNG khi Thành lập công ty tại ĐIỆN BIÊN như sau:
1. ĐỐI TƯỢNG THÀNH LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
- Thứ nhất, để thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải không thuộc vào 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp được liệt kê tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Thứ hai, những đối tượng được quy định không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng cũng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp.
2. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY, LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:
Trước khi thành lập công ty, cần phân tích Ưu điểm, nhược điểm của các loại hình Công ty theo Luật doanh nghiệp hiện hành gồm:
- Loại hình Công ty cổ phần;
- Loại hình Công ty TNHH.
- Loại hình Công ty hợp danh.
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Khi lựa chọn và đăng ký ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. LƯU Ý VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
Khi đặt tên doanh nghiệp phải lưu ý những điều sau:
- Tên doanh nghiệp phải hiển thị rõ loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Không được đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc có tuyên bố phá sản;
- Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt;
- Cần tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ đăng ký. Cụ thể, doanh nghiệp tra cứu tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
4. LƯU Ý TRỤ SỞ CHÍNH, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHI LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
- Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Trụ sở chính của doanh nghiệp không được đặt tại khu tập thể, nhà chung cư không có chức năng văn phòng.
- Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
5. KHẮC CON DẤU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
- Theo quy định cũ, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
- Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này, doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Theo đó, Luật này quy định dấu bao gồm dấu được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và chữ ký số.
- Doanh nghiệp được quyết định loại dấu; quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020).
6. ĐĂNG KÝ VỐN ĐIỀU LỆ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố ảnh hưởng chính tới quyết định vốn điều lệ như khả năng tài chính của chủ sở hữu, phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, chi phí hoạt động thực tế sau khi thành lập…
- Tuy nhiên cần lưu ý rằng, vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó:
- Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác;
- Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…
7. THÀNH PHẦN HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các loại hình: Hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần, Hồ sơ thành lập Công ty TNHH, Hồ sơ thành lập Công ty Hợp danh, Hồ sơ thành lập doanh nghiệp Tư nhân. Thông thường hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu.
- Điều lệ hoạt động công ty.
- Danh sách thành viên/ danh sách cổ đông.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu/ chủ doanh nghiệp.
- Giấy tờ cá nhân khác theo yêu cầu tùy từng hồ sơ cụ thể.
- Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện thủ tục thành lập công ty.
8. CẦN LÀM SAU GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY tại ĐIỆN BIÊN:
Sau khi thành lập công ty, bạn cần làm các công việc như mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, kê khai nộp thuế, công tác kế toán, bảo hiểm xã hội ...
9. CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý BAO GỒM:
- Thuế môn bài: Đây là loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải nộp. Hiện nay mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm; từ 10 tỷ đồng trở xuống là: 2.000.000 đồng/năm; Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm. Trong trường hợp doanh nghiệp thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, còn trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
- Thuế Giá trị gia tăng: Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ từ 50 tỷ đồng trở xuống thì khai theo quý, trên 50 tỷ đồng thì khai theo tháng.
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; và không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính Doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN, thời hạn nộp quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Vấn đề hóa đơn: Hiện nay, căn cứ theo quy định hiện hành, các loại hóa đơn bao gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm… Tùy thuộc vào thực tế mà doanh nghiệp có thể tự in hóa đơn hoặc đặt in hóa đơn để sử dụng,...
- Chữ ký số: Căn cứ Khoản 4, Điều 1, Luật số 21/2012/QH 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn: