Hồ sơ thành lập Hợp tác xã tại QUẬN 2, TP. HCM.
Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn cho Quý khách hàng chuẩn bị một bộ hồ sơ thành lập Hợp tác xã, và Điều kiện lập hợp tác xã, Mô hình hoạt động hợp tác xã, Ưu điểm, nhược điểm của Hợp tác xã như sau:
1. HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM:
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã.
- Điều lệ hoạt động Hợp tác xã.
- Phương án sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
- Danh sách thành viên hợp tác xã.
- Danh sách Hội đồng quản trị, giám đốc, Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên hợp tác xã.
- Nghị quyết Hội nghị thành lập hợp tác xã.
- Bản sao giấy chứng thực các nhân của các thành viên tham gia hợp tác xã
- Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đến nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã.
- Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật 1 bản Chính.
Quy trình thành lập Hợp tác xã:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Bước 2: Khắc con dấu hợp tác xã:
- Nộp hồ sơ khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu tại Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH.
- Thời gian: 05 ngày làm việc.
Bước 3: Đăng ký cấp mã số thuế hợp tác xã:
- Nộp hồ sơ cấp mã số thuế tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp.
- Thời gian: 05 ngày làm việc
2. TƯ VẤN ĐIỀU THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM:
2.1. ĐIỀU KIỆN LÀM XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ:
a) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
b) Điều kiện hợp tác xã trở thành thành viên của liên hiệp Hợp tác xã:
- Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
c) Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
2.2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM:
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 05 thành viên.
- Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã; Góp vốn theo quy định.
3. GÓP VỐN ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM:
- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã.
- Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 40% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
- Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp.
4. TƯ VẤN MỘT SỐ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ:
Ưu điểm loại hình hợp tác xã:
- Hợp tác xã thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao.
- Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.
- Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.
Nhược điểm loại hình hợp tác xã:
Hoạt động kinh doanh theo hình thức hợp tác xã cũng có những hạn chế nhất định như:
- Do hợp tác xã phát triển theo cơ chế bình đẳng, nên mô hình này thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi của mình khi tham gia quyết định các vấn đề của hợp tác xã không tương xứng với số vốn mà mình đã góp.
- Có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã do số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông.
- Khả năng huy động vốn của hợp tác xã không cao so với các loại hình doanh nghiệp khác do nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.
- Sở hữu manh mún của các xã viên đối tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.
- Uy tín về tên gọi của Hợp tác xã có thể sẽ là rào cản để nhà đầu tư hay các đối tác nước ngoài không đánh giá cao như mô hình doanh nghiệp.
5. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM:
Mô hình tổ chức của hợp tác xã bao gồm:
- Đại hội thành viên.
- Hội đồng quản trị.
- Giám đốc (hoặc tổng giám đốc)
- Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
6. DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ tại QUẬN 2, TP. HCM.:
- Tư vấn các quy định pháp luật về hợp tác xã.
- Tư vấn ưu, nhược điểm của mô hình hợp tác xã.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã.
- Đại diện tiến hành thủ tục đăng ký hợp tác xã.
- Theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ thành lập hợp tác xã.
- Tư vấn pháp luật cho hợp tác xã sau khi thành lập và hoạt động.
7. LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như: