Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Giao dịch đặt cọc có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không?
Đặt cọc theo quy định tại khoản 3 Điều 292 Bộ luật Dân sự là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, đặt cọc được định nghĩa tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Có thể hiểu, đặt cọc là sự thoả thuận của các bên (bên nhận cọc và bên đặt cọc) về việc đảm bảo cho ký hoặc thực hiện hợp đồng mà một bên phải đưa cho bên còn lại một số tiền/kim khí quý, đá quý/vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định.
Theo đó, khi đặt cọc mua đất, bên đặt cọc sẽ trả trước cho bên nhận cọc một số tiền theo thoả thuận, đồng thời bên nhận cọc sẽ phải đảm bảo bán đất cho bên đặt cọc. Việc trả một khoản tiền cũng tương đương với việc đảm bảo bên đặt cọc sẽ thực hiện mua đất với bên nhận cọc.
Căn cứ các quy định trên, đặt cọc được công nhận là sự thoả thuận của các bên và không có yêu cầu về việc bắt buộc phải cả hai vợ chồng cùng ký hợp đồng đặt cọc.
Tuy nhiên, theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc được xem là một giao dịch dân sự. Và giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức của hợp đồng như:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch đặt cọc.
- Các bên hoàn toàn tự nguyện thực hiện việc đặt cọc.
- Mục đích và nội dung của việc đặt cọc không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.
Hiện nay, có hai luồng ý kiến về việc đặt cọc có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không như sau:
Trước khi thực hiện hợp đồng mua bán, các bên thường đặt cọc để chắc chắn giao dịch này sẽ thực hiện. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các bên nhận cọc chỉ có một người ký. Vậy hợp đồng đặt cọc có cần cả vợ, chồng cùng ký tên không?
1. BÊN NHẬN ĐẶT CỌC CẦN CẢ VỢ VÀ CHỒNG KÝ TÊN:
2. BÊN NHẬN ĐẶT CỌC CHỈ CẦN VỢ HOẶC CHỒNG KÝ TÊN:
Vợ/chồng tự ý đặt cọc có đòi lại đất được không?
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí