Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp.
Giải thể là thủ tục chấm dứt hoạt động doanh nghiệp bắt buộc hoặc tự nguyện theo nhu cầu của chính doanh nghiệp. Công ty Luật Hoàng Sa là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thủ tục giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp.
Dịch vụ thủ tục giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật Hoàng Sa bao gồm:
1. TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRƯỚC KHI GIẢI THỂ:
* Giải thể công ty (giải thể doanh nghiệp) là gì?
Theo khoản 6 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể "là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp” (Luật doanh nghiệp năm 2020).
* Khi nào được giải thể doanh nghiệp?
Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, bao gồm:
Như vậy, doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo hai hình thức chính: Là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc (giải thể bắt buộc là trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan, bao gồm: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan, tổ chức nhà nước …
2. HỒ SƠ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:
3. TÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:
* Đối với trường hợp giải thể tự nguyện
Nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày từ ngày thông qua.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.
* Đối với trường hợp giải thể bắt buộc
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp phải triệu tập họp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
4. CƠ QUAN TIẾP NHẬN CÁC THỦ TỤC GIẢI THỂ:
5. DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC GIẢI THỂ:
6. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP:
Một số điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp như sau:
Tiêu chí |
Giải thể doanh nghiệp |
Phá sản doanh nghiệp |
Tính chất |
Là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 |
Là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014 |
Chủ thể ra quyết định |
Là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với trường hợp giải thể tự nguyện) hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập doanh nghiệp quyết định (trường hợp giải thể bắt buộc) |
Do Tòa án quyết định |
Điều kiện giải thể |
Khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định. |
Không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. |
Thái độ của Nhà nước đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp. |
Không bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh. |
Có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp. |
7. LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:
Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
LƯU Ý:
TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KHÔNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ NHƯNG VẪN PHẢI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BÁO CÁO THUẾ THEO QUY ĐỊNH. NẾU KHÔNG BÁO CÁO CÓ THỂ PHẢI CHỊU NHỮNG RỦI RO PHÁP LÝ NHƯ: bị xử phạt do vi phạm nghĩa vụ thuế, việc để treo doanh nghiệp có thể dẫn đến việc các cổ đông/ thành viên của doanh nghiệp không được đăng ký thành lập doanh nghiệp khác.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí