Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như thế nào là hợp pháp?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như thế nào là hợp pháp?

Hỏi:

Tôi muốn đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền thì phải thông báo cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý. Vậy cho tôi hỏi thời gian hợp lý là bao lâu? Và tôi đã gửi thông báo cho bên ủy quyền nhưng bên ủy quyền không nhận được thì tôi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không? Khi tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng có còn hiệu lực hay không? Và bên ủy quyền có sao lục được hợp đồng ủy quyền hay không?

Trả lời:

Theo nội dung câu hỏi mà bạn đưa ra thì bạn là Bên được ủy quyền trong Hợp đồng ủy quyền và nay muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền. Pháp luật có quy định về vấn đề này như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2005, khi người được ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho người ủy quyền biết một thời gian hợp lý, trường hợp ủy quyền có thù lao thì còn phải bồi thường thiệt hại cho người ủy quyền. Điều Luật này không quy định cụ thể về thời gian phải thông báo trước là bao lâu.  Theo quy định tại khoản 3 Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2005 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì khi Hợp đồng dân sự bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì Hợp đồng chấm dứt “từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt”.
Theo đó, thời gian hợp lý để thông báo chấm dứt thực hiện Hợp đồng ủy quyền có thể hiểu là một khoảng thời gian để đảm bảo về việc Bên ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt của bạn.
Nếu như trường hợp người ủy quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền quy định tại khoản 1 Điều 588 Bộ luật dân sự thì không đòi hỏi bên kia phải “biết” về việc chấm dứt mà đòi hỏi bên thứ ba “biết” về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền, thì trong trường hợp của bạn là người được ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 588 Bộ luật dân sự thì việc người ủy quyền “biết” về việc chấm dứt hợp đồng là yếu tố cần thiết để Hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
Cho nên, bạn phải đảm bảo về việc người ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt của bạn thì hợp đồng ủy quyền mới coi là chấm dứt.
Khi bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 589 Bộ luật dân sự năm 2005.
Về việc sao lục Hợp đồng ủy quyền, bạn không đề cập rõ hợp đồng ủy quyền được xác lập tại đâu, tuy nhiên theo quy định tại Điều 65 Luật công chứng năm 2014 và Điều 16 Nghị định sô 23/2015/NĐ – CP của Chính phủ ngày 16 tháng 02 năm 2015 quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì các cá nhân, tổ chức là các bên tham gia hợp đồng được quyền yêu cầu văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã chứng thực vào giao dịch hợp đồng đó cung cấp bản sao lục của hợp đồng. Cho nên, trường hợp Hợp đồng ủy quyền của bạn được xác lập tại các cơ quan nêu trên thì bên ủy quyền có quyền được đề nghị sao lục Hợp đồng ủy quyền. Nếu Hợp đồng ủy quyền không xác lập tại các cơ quan nêu trên thì việc sao lục tùy thuộc vào quy định của cơ quan, tổ chức đó hoặc theo thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)