Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
“1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.”
1. Hoạt động bằng các nguồn tài trợ
Theo Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ các khoản viện trợ để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Nguồn viện trợ chủ yếu đến từ các cơ quan sau:
- Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam
Hình thức viện trợ chủ yếu bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Khi tiếp nhận các khoản viện trợ, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục thông báo tiếp nhận các khoản tài trợ theo các bước như sau
Bước 1: Lập văn bản tiếp nhận tài trợ
Văn bản phải bao gồm những nội dung sau:
- Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ.
- Loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ.
- Thời điểm thực hiện tài trợ.
- Yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ.
- Họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.
Bước 2: Gửi thông báo tiếp nhận tài trợ
- Doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc UBND cấp Tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết
2. Mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Mục tiêu về lợi nhuận không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội.
Để cụ thể hoá mục tiêu này, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động (theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Vấn đề xã hội, môi trường trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
- Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Tỉ lệ này đã được điều chỉnh so với trước đây khi mà Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định ở mức 50%.
Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm để tái đầu tư thì sẽ bị xử phạt theo Điều 40 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Mức phạt tiền |
Biện pháp xử phạt bổ sung |
Từ 15 - 20 triệu đồng |
Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký |
Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp xã hội giống các loại hình doanh nghiệp khác nhưng việc hoạt động phải đáp ứng các tiêu chí đặc thù. Trong đó, doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí