Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm.
Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn thủ tục pháp lý và cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch, mã số sản phẩm cho khách hàng như sau:
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THÔNG DỤNG VỀ MÃ VẠCH, MÃ SỐ:
- Mã vạch (Barcode) là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
- Mã số hàng hóa ("Number Code"): Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
- GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam.
- Tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” do tổ chức GS1 cấp cho GS1 Việt Nam.
- Mã số địa điểm toàn cầu - GLN (tiếng Anh là Global Location Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1.
- Mã số sản phẩm toàn cầu - GTIN (tiếng Anh là Global Trade Item Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1
2. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH, MÃ SỐ:
- Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch.
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau: Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp; Đăng ký bổ sung mã GLN; Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật; Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch và Giấy chứng nhận còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp lại ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.
3. ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH, MÃ SỐ:
3.1. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập theo quy định pháp luật.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
3.2. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ:
- Biểu mẫu điện tử kê khai thông tin đăng ký có chữ ký số (Theo mẫu).
- Bản sao đã chứng thực “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” đối với doanh nghiệp hoặc “Quyết định thành lập” đối với tổ chức (bản điện tử).
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Theo mẫu).
3.3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ:
- Trực tuyến trên cổng dịch vụ công.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ đồng thời đóng phí đăng ký và duy trì thông qua chức năng thanh toán trực tuyến.
- Thời gian xử lý: Trong 1 ngày phải trả lời/ yêu cầu sửa đổi nếu có. Trong 5 ngày phải cấp sửa đổi nếu có và 10 ngày phải cấp giấy chứng nhận mã số, mã vạch bản điện tử nếu hồ sơ hợp lệ, đã nộp phí. Trong 15 ngày cấp bản giấy (nếu yêu cầu).
4. LỢI ÍCH, Ý NGHĨA CỦA MÃ VẠCH, MÃ SỐ LÀ GÌ?
4.1. Mã số, mã vạch GS1 tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh thương mại:
- Trung tâm GS1 Việt Nam là tổ chức đại diện của Việt Nam tại GS1 quốc tế, đại diện cho GS1 triển khai hệ thống Mã số, mã vạch của GS1 tại Việt Nam hiện liên kết với khoảng 111 quốc gia trên toàn thế giới. Các đối tác ở các quốc gia trong cùng hệ thống có thể dễ dàng truy nguyên nguồn gốc hàng hóa.
- Do các mã số GS1 là đơn nhất trên toàn cầu, nên chúng có thể được chia sẻ giữa các tổ chức, gia tăng tính minh bạch của chuỗi cung ứng: một chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp để tói ưu hóa chi phí và dịch vụ cũng như cải tiến hoạt động
- Các mã số GS1 có thể được mã hóa vào các vật mang dữ liệu khác nhau như mã vạch, thẻ tần số sóng. Khi kết hợp cùng công nghệ thông tin, mã số mã vạch GS1 cũng cấp cho doanh nghiệp nhiều phương thức hiệu quả để truy cập thông tin về vật phẩm trong các chuỗi cung ứng của họ và chia sẻ thông tin này với các bên thương mại. Qua đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh thương mại.
4.2. Xác định nguồn gốc sản phẩm:
- Hầu hết các công ty đều sở hữu độc quyền hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ cho phép họ truy nguyên sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các Công ty không thu thập, lưu hồ sơ hay chia sẻ thông tin xác định nguồn gốc mà các đối tác thương mại yêu cầu. Một thực tế khác là không phải mọi công ty đều sử dụng cùng một hệ thống xác định nguồn gốc. Để các đối tác thương mại có thể truy nguyên sản phẩm trước và sau trong chuỗi cung ứng, các công ty cần tăng thêm hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của mình bằng thông tin quan trọng chuẩn hóa phục vụ như liên kết giữa các hệ thống xác định nguồn gốc nội bộ của các đối tác thương mại. Ít nhất là thông tin về GTIN và số lô/đợt đóng vai trò như những phần dữ liệu quan trọng về từng thùng sản phẩm và cũng cần được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của mỗi đối tác thương mại để việc theo dõi và truy nguyên diễn ra nhanh chóng.
- Ở Việt Nam, hệ thống quản lý của các siêu thị lớn, nhỏ hầu hết đều trang bị thiết bị quét mã vạch sản phẩm đã đăng ký với trung tâm GS1. Đăng ký mã số mã vạch với trung tâm GS1 là điều kiện để doanh nghiệp đưa được hàng hóa vào các siêu thị, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh.
5. MỨC PHÍ NHÀ NƯỚC CẤP ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH, MÃ SỐ:
5.1. Mức phí cấp:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng): 1.000.000 đồng/ mã
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000/ mã
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000/ mã
5.2. Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
- Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ
- Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã
5.3. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1/ năm:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000 đồng
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000 đồng
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000 đồng
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000 đồng
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 đồng
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200.000 đồng
6. DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN CẤP MÃ VẠCH, MÃ SỐ:
- Tư vấn các quy định pháp luật về mã số, mã vạch.
- Tư vấn các điều kiện, hồ sơ cần thiết để đăng ký mã số, mã vạch.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch.
- Đại diện nộp hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.
7. LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ: