Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên


Để giúp bạn đọc có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình, Công ty Luật TNHH Hoàng Sa  xin gửi tới bạn đọc đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

 

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng là không quá 50; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân và không được quyền phát hành cổ phần.

Một số đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Đặc điểm về thành viên công ty:

a) Số lượng thành viên:

Theo khoản 1 điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có tối thiểu là 02 và tối đa không quá 50. Sở dĩ có quy định này là vì :

Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trung gian vừa mang tính chất đối nhân vừa mang tính đối vốn. Vì thế cần phải quy định số lượng thành viên tối đa của công ty là không quá 50 thành viên. Con số 50 là con số mà theo các nhà làm luật nó không quá nhiều để có thể phá vỡ sự liên kết của các thành viên như ở công ty hợp danh và cũng không quá ít để tạo điều kiện cho công ty trong trường hợp muốn huy động vốn vì không thể phát hành cổ phần nên phải huy động vốn từ các thành viên và nó cũng là con số phù hợp với thực tiễn hoạt động của loại hình công ty này ở Việt Nam.

Việc quy định số thành viên tối đa này không phải là sự hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ thể được quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Theo đó quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh; Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế; Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn;Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh;…việc quy định về thành viên trong mô hình công ty này chủ yếu cho mô hình kinh doanh vừa và nhỏ tuy nhiên nhà nước ta cũng mở ra cho người kinh doanh khi muốn mở rộng, kết nạp thêm thành viên có thể chuyển đổi sang lại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần theo điều 196 Luật Doanh nghiệp 2014.

b)Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện khác đó là không thuộc các trường hợp quy định về cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định trong điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Vốn điều lệ:

Theo khoản 1 điều 48 thì vốn điều lệ của công ty là toàn bộ số vốn góp của các thành viên cam kết góp vào công ty.

Thành viên công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết ki đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đăng kí kinh doanh theo khoản 2 điều 48. Quy định thời hạn 90 ngày là hoàn toàn hợp lý vừa tạo một khoảng thời gian vừa đủ để các thành viên thực hiện được nghĩa vụ của mình vừa tránh được rủi ro cho công ty.

Trách nhiệm tài sản:

Công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân còn với các thành viên thì chịu trách nhiệm tài sản với số vốn mình góp vào công ty theo điểm b khoản 1 điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 trừ trường hợp khoản 4 điều 48 với thành viên chưa góp đủ hoặc không góp trong thời hạn 90 ngày. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng kí thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của các thành viên.

Tư cách pháp nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Khả năng huy động vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần (khoản 3 điều 47 Luật Doanh nghiệp) vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn. Khi phát hành cổ phần để huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập công ty của các thành viên mới như vậy mà rất khó trong việc đảm bảo đủ số lượng thành viên như đã quy định. Đồng thời khi thu nạp thành viên mới thông qua việc phát hành cổ phần thì nó sẽ phá vỡ mối liên kết chặt chẽ của các thành viên trong công ty có thể dẫn đến thay đổi kết cấu của công ty.

Phương pháp huy động vốn

- Kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên ko quá 50 thành viên;

- Huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;

- Huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng;

- Phát hành trái phiếu.

 


Liên hệ với Luật sư để được tư vấn miễn phí.

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn:

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)