Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Cố ý gây thương tích cho người khác bị xử lý thế nào?
Hỏi:
Chồng tôi cùng anh A là người làm công đổ đất cho ông Long. Vì một số mâu thuẫn mà vài ngày trước chồng tôi đã xảy ra xô xát với anh A, cụ thể chồng tôi đã dùng búa đập vào đầu anh A khiến anh A phải nhập viện. Sau khi giám định thì anh A bị thương tích 10%. Tôi xin hỏi Luật sư trong trường hợp này nếu anh A làm đơn yêu cầu khởi tố thì chồng tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trả lời:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người.”
Trong đó, căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự (“Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP”) và Điểm a Tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (“Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP”), chiếc búa mà chồng quý khách sử dụng làm phương tiện tấn công anh A được xác định là “hung khí nguy hiểm” bởi lẽ đây là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công
Dựa vào những thông tin mà quý khách cung cấp, với quy định trên, để kết luận chồng quý khách có phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không, cần phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999. Cụ thể:
1. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Trong trường hợp này, khách thể của tội phạm mà chồng quý khách đã xâm hại là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng của anh A.
2. Về mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài yếu tố khách quan. Trong trường hợp này:
- Hành vi trái pháp luật
Chồng quý khách đã có hành vi sử dụng búa đập vào đầu anh A. Hành vi này là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người khác.
- Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Anh bị thương, với tỷ lệ thương tật là 10%.
- Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian và hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng làm phát sinh hậu quả nguy hiểm. Trong trường hợp này, việc anh A bị thương với tỷ lệ thương tật 10% xuất phát từ hành vi dùng búa đập vào đầu anh A của chồng quý khách.
3. Về chủ thể của tội phạm
Chồng quý khách có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
(1). Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.”
Trong trường hợp này, chồng quý khách được xác định là chủ thể của tội phạm.
4. Về mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi của chồng quý khách được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của A nhưng vẫn mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra; do đó, trong trường hợp này, lỗi của chồng quý khách là lỗi cố ý trực tiếp căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
(1). Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra.”
Như vậy, từ những phân tích nêu trên, trong trường hợp anh A làm đơn yêu cầu khởi tố,chồng quý khách có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999 và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí