Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.


Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cần phải sớm ban hành nghị định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Không chỉ thúc đẩy cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp, mà còn phải đẩy mạnh CPH cả đơn vị sự nghiệp công. Đây là lý do, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cần phải sớm ban hành nghị định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

 

Năm 2015, Chính phủ đã có chủ trương chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (Quyết định 22/2015/QĐ-TTg). Thưa ông, qua 5 năm thực hiện chủ trương này, số lượng đơn vị sự nghiệp công được cổ phần hóa còn quá ít?

Muốn CPH được thì phải bảo đảm 2 điều kiện là đơn vị sự nghiệp công phải bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tức là phải tự chủ 100% về tài chính và phải còn vốn nhà nước. Những đơn vị đang được ngân sách nhà nước cấp phát, thì không thể chuyển đổi thành công ty cổ phần được, mà muốn CPH thì phải có bước chuẩn bị là phải dần tự chủ và tiến tới tự chủ 100% cả chi thường xuyên lẫn chi đầu tư.

Cả nước hiện có khoảng 57.000 đơn vị sự nghiệp công, nhưng số tự chủ 100% chi đầu tư và chi thường xuyên chiếm tỷ lệ vô cùng ít; số đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước chiếm đến 94 - 95%, nên mặc dù chủ trương, quyết tâm chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được thực hiện từ năm 2015, nhưng đến nay, số lượng đạt được rất ít.

 

CPH doanh nghiệp đã khó, CPH đơn vị sự nghiệp công còn khó hơn nhiều, nhưng khó cũng phải làm, thưa ông?

Đúng vậy. Nghị quyết 05-NQ/TW (ngày 1/11/2016) đã xác định phải sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với đơn vị có đủ điều kiện, cổ phần hóa đơn vị có đủ điều kiện, trừ bệnh viện, trường học; giải thể đơn vị hoạt động kém hiệu quả.

Ngày 25/10/2017, Đảng đã ban hành một nghị quyết riêng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết 19-NQ/TW), trong đó xác định rõ lộ trình đến năm 2021 phải hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần (trừ các bệnh viện và trường học); đến năm 2025, tất cả đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với cơ chế thị trường.

 

Quan điểm sắp xếp, đổi mới đơn vị sự nghiệp công mà trọng tâm là CPH rất rõ ràng, nhưng vấn đề là kết quả đạt được rất thấp so với mục tiêu đặt ra?

Nghị quyết 19-NQ/TW yêu cầu, đến năm 2021 phải hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần, nhưng kể từ khi thực hiện Quyết định 22/2015/QĐ-TTg đến hết năm 2019, mới đưa vào Danh mục chuyển đổi thành công ty cổ phần giai đoạn 2017 - 2020 hơn 210 đơn vị, trong đó số đơn vị hoàn tất việc chuyển đổi chỉ đạt 15%.

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty cổ phần được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp rất khả quan, có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, doanh thu tăng 214%, lợi nhuận tăng 503%. Mặc dù, vẫn còn đơn vị làm ăn thua lỗ, nhưng nhìn chung, đa phần các đơn vị sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần đều hoạt động hiệu quả hơn.

 

Câu hỏi đặt ra, chủ trương đã có, lộ trình rất rõ ràng và hiệu quả của việc chuyển đổi đã được kiểm chứng, vậy vì sao việc CPH đơn vị sự nghiệp lại khó khăn?

Có rất nhiều nguyên nhân, như trong quá trình chuyển đổi còn nhiều lúng túng. Tại một số địa phương, việc xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và phương án chuyển đổi chưa phù hợp. Công tác giám sát tình hình hoạt động và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công chưa chặt chẽ, như sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, có hiện tượng giảm chất lượng dịch vụ hoặc ngừng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công do không cạnh tranh được.

Xác lập quyền sử dụng đất, phương án sử dụng đất, xác dịnh giá trị doanh nghiệp... đối với doanh nghiệp nhà nước để CPH còn phức tạp, thì với đơn vị sự nghiệp công phức tạp hơn rất nhiều. Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về CPH doanh nghiệp liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế phát sinh, thì việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công hiện tại vẫn chỉ thực hiện theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành từ năm 2015 cũng là nguyên nhân khiến việc CPH đơn vị sự nghiệp công gặp khó khăn. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã xây dựng nghị định về việc chuyển đổi thành công ty cổ phần.

 

Thưa ông, về cơ bản nghị định này sẽ tháo gỡ những vướng mắc gì?

Hiện tại, từng đơn vị sự nghiệp công chuyển thành công ty cổ phần đều phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH, nên mất rất nhiều thời gian. Quy định này sẽ được sửa theo hướng, Thủ tướng chỉ phê duyệt danh mục đơn vị phải CPH trong một giai đoạn; căn cứ vào đó, các bộ, ngành, địa phương phải chủ động thực hiện các bước để CPH đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị mình.

Nghị định sẽ có hướng dẫn xử lý một số nguồn kinh phí đặc thù của đơn vị sự nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước không có, như số dư nguồn kinh phí cải cách tiền lương, quỹ bổ sung thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp...

Về đất đai, Nghị định sẽ quy định theo hướng, sau khi chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp chỉ thực hiện duy nhất hình thức thuê đất trả tiền hàng năm; nếu sau khi chuyển đổi không cung cấp dịch vụ công, thì đất đai được cho thuê sẽ xử lý theo pháp luật về đất đai, như có thể thu hồi, tổ chức bán đấu giá và thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)