Chăn nuôi khu vực không được phép, xử phạt thế nào? Luật chăn Chăn nuôi năm 2018 tại điều 12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Chăn nuôi khu vực không được phép, xử phạt thế nào?

Đáp:

Luật chăn nuôi năm 2018 tại điều 12 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, theo đó:

Luật nghiêm cấm chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

Khu vực cấm chăn nuôi được các địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể bằng văn bản theo từng giai đoạn, phù hợp với thực tế địa phương. 

Hành vi chăn nuôi thuộc khu vực cấm chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi. Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (phạt gấp đôi đối với tổ chức vi phạm) đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi và buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Như vậy, hành vi chăn nuôi trong khu vực cấm sẽ bị xử phạt hành chính nếu đang trong thời hiệu xử phạt hành chính (01 năm tính từ ngày ra quyết định xử phạt) sẽ bị xử phạt hành chính, buộc di dời cơ sở chăn nuôi. 

Trách nhiệm để xảy ra sai phạm trong chăn nuôi này thuộc về chính quyền địa phương.


 

Luật chăn nuôi quy định:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường".

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi thì xử phạt đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, cụ thể:

Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."

Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm i khoản 3 Điều 4 Nghị định này."

Như vậy, Chăn nuôi trong khu vực cấm chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời bị buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

 


       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)