Cách rút vốn góp ra khỏi công ty?

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Hỏi:

Làm sao để rút vốn đã góp khỏi công ty?

Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2014.

 

Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014:

“2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.”

Như vậy, các thành viên góp vốn không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức trừ một số trường hợp sau: (i) yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp; (ii) chuyển nhượng phần vốn góp; (iii) xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt; và (iv) thay đổi vốn điều lệ.

Trong trường hợp cá nhân không còn muốn góp vốn kinh doanh, họ có thể thu lại số vốn đã góp bằng các cách sau:

  • Cách 1: Căn cứ theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014:

“1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b) Tổ chức lại công ty;

c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.”

Như vậy, cá nhân có thể  quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong trường hợp thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; các trường hợp khác mà Điều lệ công ty có quy định.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. Trong trường hợp công ty không mua lại thì thành viên có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

  • Cách 2: Căn cứ theo Điều 52 quy định về chuyển nhượng phần vốn góp:

“Điều 53. Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Như vậy,  thành viên phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại của công ty (với cùng điều kiện chào bán như giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…). Phần vốn góp phải được chào bán theo tỷ lệ tương ứng cho những thành viên còn lại. Nếu các thành viên được chào mua mà không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày thì thành viên chào bán có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên công ty với cùng điều kiện đã chào bán đối với các thành viên còn lại của công ty.”


VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.

1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.

3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.

4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế. 

5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.

6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.


MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

       QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 Công ty Luật Hoàng Sa

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  02466564319 - 0911771155
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)