Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155 - 0983017755
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong hình sự và trong hành chính.
Dưới góc độ Hình sự, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng.
Dưới góc độ hành chính, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hành vi vi phạm luật hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
- Sự sự khác biệt trong hai trường hợp trên?
Thứ nhất, về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của BLHS là biện pháp Tư pháp (ngoài các hình phạt) do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật XLVPHC là biện pháp xử lý Hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.
Thứ hai, về đối tượng áp dụng: Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của BLHS được áp dụng đối với bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật XLVPHC được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 92 Luật XLVPHC như sau:
“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.
Thứ ba, về thủ tục: đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của BLHS được thực hiện qua thủ tục xét xử vụ án hình sự. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án ra Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án.
Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật XLVPHC được thực hiện qua thủ tục xử lý vi phạm hành chính, gồm các bước sau: (i) Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Việc lập hồ sơ sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú hoặc nơi nguời chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật lập;
Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện, tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc tiến hành lập hồ sơ. (ii) Cơ quan đã lập hồ sơ thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ, rồi gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
(iii) Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp. (iv) Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. (v) Tòa án nhân dân cấp huyện ra Quyết định. (vi) Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng.
- Theo BLHS, đưa vào trường giáo dưỡng có phải là hình phạt?
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không phải là hình phạt theo quy định của BLHS. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thì không bị coi là có án tích (Khoản 2 Điều 77 BLHS).
- Một số người vẫn hay đánh đồng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là một. Vậy phải hiểu như thế nào cho đúng?
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc khác với đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Cụ thể, Điều 94 Luật XLVPHC quy định:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí