Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
Quý khách liên hệ với chúng tôi
0911771155
Luathoangsa@gmail.com
ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
15 loại giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Và điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực cần phải đáp ứng theo quy định tại 117 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hiện nay, các văn bản luật có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực đối với giao dịch bao gồm:
1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015).
2. Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. (Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015).
3. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
4. Hợp đồng đổi nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
5. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
6. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
7. Hợp đồng thế chấp nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
8. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
9. Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng (Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014).
10. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản. (Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
11. Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật (Căn cứ: Khoản 1 Điều 459 BLDS 2015).
12. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định (Căn cứ: Khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015).
13. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS (Căn cứ: Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015).
14. Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực (Căn cứ: Khoản 5, điều 647 BLDS 2015).
15. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Căn cứ: Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013).
Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
VÌ SAO CHỌN CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA.
1. UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.
2. CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
3. TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.
4. KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động từ năm 2009, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế.
5. CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.
6. YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.
7. CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
Quý khách liên hệ với chúng tôi
Đặt câu hỏi miễn phí