Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp năm 2020. Công ty Luật Hoàng Sa sẽ giúp bạn các thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, hiệu quả.

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

Địa chỉ: 12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN

Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp năm 2020.


Thủ tục thành lập công ty hiện nay khá đơn giản. Tuy nhiên, khi bạn đang cần gấp để có tư cách pháp nhân ký kết hợp đồng hoặc nhu cầu khác, bạn có thể gặp phải khó khăn khiến bạn mất thời gian trong việc đăng ký thành lập công ty. Với hơn 10 năm tư vấn cho khách hàng khởi nghiệp, Công ty Luật Hoàng Sa sẽ giúp bạn các thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, hiệu quả.

 

Các bước thành lập công ty, hồ sơ thành lập công ty, thủ tục thành lập công ty như sau:

1. Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật sư bản sao hoặc bản gốc giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh thư, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu) và một số thông tin về công ty dự kiến thành lập.

 

2. Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Ngay sau khi tiếp nhận tài liệu và thông tin về công ty, Luật sư tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng đầy đủ theo quy định. Hồ sơ tùy theo từng loại hình công ty có thể bao gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông/ thành viên.

 

3. Bước 3: Thủ tục thành lập công ty

  • Cơ quan cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính
  • Thời gian cấp phép: 4-5 ngày làm việc
  • Khắc con dấu công ty: 01 ngày làm việc
  • Công bố mẫu dấu: 01 ngày làm việc
  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 01 ngày làm việc

 

4. Một số lưu ý khi thành lập công ty:

4.1. Vấn đề đặt tên công ty:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 39, 40 và 42 của Luật doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp.

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4.2. Vấn đề trụ sở công ty:

Để đảm bảo công ty có thể phát hành được hóa đơn sau khi thành lập, doanh nghiệp ngoài việc không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, nhà chung cư khi thuê nhà, mượn nhà làm trụ sở công ty Quý khách hàng phải ký kết hợp đồng thuê nhà, mượn nhà và yêu cầu chủ nhà cung cấp cho 02 bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ nhà tương đương

4.3. Vấn đề lựa chọn loại hình công ty:

Hiện nay, Luật doanh nghiệp quy định về các loại hình công ty sau:

  • Công ty hợp danh
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Mỗi loại hình công ty sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và không có loại hình nào là tối ưu hoàn toàn.

Do vậy, nên lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất theo mục đích riêng của mình (quy mô sản xuất, ngành nghề kinh doanh,…) để phát huy hiệu quả nhất những ưu điểm của loại hình đó.

4.4. Vấn đề vốn điều lệ công ty:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì vốn là doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm (kể cả các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cũng chỉ cần kê khai đủ mức vốn quy định mà không cần chứng minh hay xác nhận nguồn vốn thực tế). Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu hoạt động như: mức hợp đồng ký kết với đối tác, sự tham gia vào dự án, số vốn phải lý quỹ đối với một số ngành đặc thù, mức thuế môn bài muốn đóng mà doanh nghiệp lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý, phù hợp và tính đến tính chịu trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp/công ty khi cam kết mức vốn của mình.

Thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục tăng vốn điều lệ thông thường đơn giản hơn thủ tục giảm vốn điều lệ.

4.5. Vấn đề ngành nghề kinh doanh:

Hiện nay, Luật doanh nghiệp không cấm, hạn chế doanh nghiệp đăng ký các ngành nghề kinh doanh, không yêu cầu điều kiện kinh doanh khi đăng ký thành lập. Tuy nhiên, để hoạt động doanh nghiệp đúng trọng tâm, mục tiêu thì bạn nên lựa chọn những ngành nghề mà mình sẽ kinh doanh. Điều này sẽ gây thiện cảm hơn cho các khách hàng, đối tác của bạn khi nhìn vào đăng ký kinh doanh, hay tra cứu trên hệ thống ngành nghề về công ty bạn.

 

5. Các công việc sau thành lập công ty bao gồm:

5.1. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng đến Sở kế hoạch và Đầu tư - Luật sư hướng dẫn.

5.2. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài - qua mạng.

Mức thuế môn bài hiện hành như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Thời hạn nộp thuế môn bài: Luật sư sẽ hướng dẫn cụ thể khi bàn giao hồ sơ thành lập công ty cho bạn.

5.3. Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn):

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có)

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

5.4. Làm biển Công ty: 

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tên công ty, địa chỉ trụ sở. Số điện thoại hoặc email (nếu có).

5.5. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử: 

(Doanh nghiệp có thể thông qua chuyên viên tư vấn Công ty Luật Hoàng Sa để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất);

5.6. Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử:

Các nội dung cần lưu ý khi cơ quan thuê xuống kiểm tra gồm:

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

 

6. Liên hệ với luật sư khi cần tư vấn thành lập công ty:

Bất kỳ thắc mắc nào sẽ được luật sư giải đáp miễn phí cho bạn trong quá trình thành lập công ty, sau khi thành lập công ty.

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:


MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA

  • Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
  • Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
  • Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
  • Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
  • Công ty CP Licogi13- CMC.
  • Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
  • Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
  • Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
  • Công ty chứng khoán Vinashin.
  • Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
  • Constrexim Holding.
  • Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
  • Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
  • Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
  • Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành).
  • & các cá nhân, tổ chức là thân chủ/ khách hàng của Công ty Luật Hoàng Sa tham gia tố tụng tại tòa án, cơ quan tố tụng khác.

 


       Quý khách liên hệ với chúng tôi

 CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG SA

  12A03, Tòa 24T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, HN
  0911771155 - 0983017755
  Luathoangsa@gmail.com
        Hotline:  0911771155 (Luật sư Giáp)
Thong ke

Khách hàng tiêu biểu

Đặt câu hỏi miễn phí

loichaobatdau Luật Hoàng Sa 
Hỗ trợ trực tuyến
Mọi câu hỏi sẽ được trả lời, gọi Luật sư: 0911771155 (Zalo)